Căn cứ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2016
Căn cứ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2016 được quy định tại Điều 1 Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương khi đánh giá tình hình thực hiện thu, chi NSNN năm 2016 phải dựa trên căn cứ sau:
1. Nhiệm vụ NSNN năm 2016 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2015 về dự toán NSNN năm 2016 và Nghị quyết số 101/2015/QH13 ngày 14 tháng 11 năm 2015 về phân bổ ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2016; Quyết định số 2100/QĐ-TTg và số 2101/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2015 về giao dự toán NSNN năm 2016, Quyết định số 2526/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn NSNN năm 2016 và các quyết định khác về bổ sung ngân sách trong quá trình Điều hành NSNN năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các văn bản chỉ đạo Điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo Điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016 (Nghị quyết số 01/NQ-CP); Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng; Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2016 về việc tăng cường chỉ đạo Điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016 (Chỉ thị số 22/CT-TTg).
3. Thông tư số 206/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2016.
4. Tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm; các giải pháp phấn đấu hoàn thành vượt dự toán NSNN 2016 trong những tháng còn lại đã được các cấp có thẩm quyền quyết định.
5. Các kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng đối với công tác cải cách thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hành Tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng khi tổ chức thực hiện thu chi NSNN; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá, thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; bảo đảm kinh phí cho quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về căn cứ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2016, được quy định tại Thông tư 91/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?