Những hành vi nào bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp?

Những hành vi nào bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp? Hiện nay hàng hóa giả mạo đang khá tràn lan trên thị trường và thường gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vậy dấu hiệu của giả mạo sở hữu công nghiệp là gì? Những hành vi nào bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp là những hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Như vậy, để kết luận một sản phẩm, hàng hoá nào đó là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) thì phải đồng thời đáp ứng hai điều kiện:

1 – Nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ

 2 – Mặt hàng gắn nhãn hiệu, dấu hiệu đó trùng với mặt hàng mà chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) gắn nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ. Nói cách khác, để có thể kết luận hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) cần phải có mặt hàng thật cùng loại để so sánh.

Khi một người có hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này thì sẽ bị xử phạt hành chính và nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy những hành vi cụ thể nào thì bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp?

Căn cứ Điều 12, Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì:

Những hành vi bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp bao gồm:

Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;

Chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo lên hàng hóa;

Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

Sản xuất bao gồm cả thiết kế, in ấn; nhập khẩu tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo

Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện các hành vi trên.

Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm mà người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền và có thể phải chịu hình phạt bổ sung.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
298 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào