Trường hợp tái phạm nguy hiểm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em?
Cũng tương tự như các trường hợp tái phạm nguy hiểm khác, người phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thuộc trường hợp tái phạm nguy là người đã bị kết án vì tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
Tội mua bán đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 1 Điều 120) hoặc là tội dặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 điều 120). Do đó, nếu người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích lại phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thì người phạm tội theo khoản nào của Điều 120 cũng thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, nếu người phạm tội có 1 trong các tình tiết quy định tại các điểm a, b ,c, d, e, g, h hoặc điểm k khoản 2 thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tình tiết định khung hình phạt là tái phạm nguy hiểm và các tình tiết tương ứng theo các điểm từ a đến h hoặc điểm k khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?