Trách nhiệm của Bộ Công thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trách nhiệm của Bộ Công thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được quy định cụ thể tại Điều 48 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Theo đó, trách nhiệm của Bộ Công thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như sau:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Bộ Công thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?