Hưởng trợ cấp thôi việc hay được tính vào thời gian đóng BHXH?
Thứ nhất, việc hưởng chế độ 7 năm công tác tại tỉnh Cao Bằng Do trong khoảng thời gian này chị không đóng bảo hiểm xã hội nên không có căn cứ tính bảo hiểm xã hội cho chị. Trong trường hợp này căn cứ theo Điều 48 Bộ luật lao động 2012 thì chị chỉ hưởng trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian đó mà thôi.
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Thứ hai, chế độ 5 năm công tác tại ở Eakar Tháng 9.1996 đến tháng 9.2002 chị dạy hợp đồng với Phòng giáo dục huyện EaKar, Đắk Lắk mà Phòng giáo dục là cơ quan sự nghiệp công lập, căn cứ vào Điều 2 Luật Viên chức 2012 quy định:
“Điều 2. Viên chức Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Như vậy khi chị ký kết hợp đồng lao động với Phòng giáo dục thì chị sẽ là viên chức. Căn cứ theo Điều 3 Điều 4 Nghị định 12/CP :
“Điều 3.Các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này: … Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện; …
Điều 4. Người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội, có quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này. Quyền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động có thể bị đình chỉ, cắt giảm hoặc huỷ bỏ khi người lao động vi phạm pháp luật.”
Như vậy, chị thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động (Phòng giáo dục huyện EaKar) có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho chị.
Do đó trong thời gian 5 năm này nếu chị có đóng bảo hiểm xã hội mà không được ghi trong sổ bảo hiểm thì chị có thể tìm những căn cứ chứng minh cho việc mình đã đóng bảo hiểm xã hội nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội để họ có cơ sở giúp chị cộng dồn để hưởng lương hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?