Trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây tai nạn giao thông chết người
Căn cứ vào Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.”
Đồng thời, căn cứ vào Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.
Như vậy, một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông khi người đó vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn.
Trong trường hợp này của chồng bạn, do bạn cung cấp không đầy đủ lỗi để xảy ra tai nạn ở đây là do ai nên tôi xin chia làm hai trường hợp để giải quyết vấn đề này:
Trường hợp 1: Nếu lỗi để xảy ra tai nạn ở đây là do chồng bạn.
Căn cứ vào Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sử đổi, bổ sung năm 2009 thì do chồng bạn đã điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng của người khác nên sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Nếu xác định do chồng bạn có sử dụng rượu trước khi gây tai nạn cho nên nếu trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở thì chồng bạn sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Khi chồng bạn đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; cụ thể là gia đình bạn đã hỗ trợ 150 triệu đồng và gia đình người bị nạn đã làm giấy bãi nại thì bạn sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 46 Bộ luật hình sự 1999.
Trường hợp 2: Nếu lỗi để xảy ra tai nạn là do người bị tai nạn.
Trong trường hợp này, nếu chồng bạn không có lỗi để xảy ra tai nạn thì theo nguyên tắc sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Nếu chồng bạn điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.
Nếu chồng bạn điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì có thể bị Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây tai nạn giao thông chết người. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?