Thời gian đi lao động ở nước ngoài có được cộng nối vào thời gian đóng BHXH bắt buộc không?
Về nội dung thư của Ông, BHXH Việt Nam có ý kiến như sau:
1. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Trường hợp bố của Ông đã chết từ tháng 10/1993, không thuộc đối tượng quy định về hưởng BHXH một lần theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ.
2. Trường hợp của Ông, nếu sổ BHXH ghi nhận thời gian đóng BHXH từ năm 1994 đến nay và thời gian này chưa hưởng BHXH một lần thì thời gian đó được tính hưởng BHXH.
Về chế độ BHXH cụ thể của Ông phải căn cứ vào tuổi đời, diễn biến quá trình công tác cụ thể của Ông để trả lời. Hiện nay, BHXH Việt Nam không có thông tin đầy đủ nên chưa có căn cứ trả lời Ông.
Về thời gian Ông đi lao động tại Cộng hòa dân chủ Đức để được tính thời gian công tác thì hồ sơ phải đảm bảo theo quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3 Điều 35 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm có:
“a) Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01/01/1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.
b) Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước) cấp;
Trường hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ BHXH của Cục Quản lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động (theo Mẫu số 1 và số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
c) Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần (hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ đối với trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trong khoảng thời gian ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994) sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận”.
Đề nghị Ông đối chiếu quy định nêu trên và cung cấp hồ sơ có liên quan đến cơ quan BHXH địa phương để được trả lời cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Bảng lương của Quản lý dự án hàng hải hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?