Chứng minh nhân dân trong hồ sơ đăng ký kết hôn
Trường hợp của bạn thuộc trường hợp phải đổi chứng minh thư nhân dân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 và Nghị định 106/2013/NĐ-CP: “Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”
Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thì khi đăng kí kết hôn, hai bạn cần nộp tờ khai và xuất trình chứng minh thư nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương V của Nghị định này.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.”
Bạn cần làm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn. Bạn nên làm thủ tục cấp chứng minh thư nhân dân tại tỉnh B theo hộ khẩu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chứng minh nhân dân trong hồ sơ đăng ký kết hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu Bài thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS, THPT năm 2024?
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?