Biệt phái Thẩm phán được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì biệt phái Thẩm phán được quy định như sau:
1. Việc biệt phái Thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án quân sự khác.
5. Thời hạn biệt phái Thẩm phán quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 80 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 không quá 03 năm.
Biệt phái Thẩm phán được quy định tại Điều 80 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?