Quy định về tội cướp tài sản trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng?
Gây hậu quả nghiêm trọng
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng nói chung và phạm tội cướp tài sản gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng là trường hợp hành vi phạm tội gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác phi vật chất. Tất nhiên những hậu quả này không phải là những tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 133, nhưng nó cũng phải tương đương với các tình tiết định khung hình quy định tại khoản 2 Điều 133 vì nó cũng là một tình tiết được quy định trong cùng một khung hình phạt.
Đây là vấn đề không phải ai cũng nhận thức như nhau, vì quan điểm muốn đưa ra một đại lượng chung cho tất cả các trường hợp phạm tội mà không thấy rằng mỗi tội phạm có tính chất, mức đọ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, cùng gây ra hậu quả chết người, nhưng nếu do vô ý thì tính chất, mức độ nguy hiểm không thể bằng hành vi cố ý gây ra. Nếu do vô ý làm chết một người có thể được coi là hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu do cố ý gây chết một người lại là hậu quả rất nghiêm trọng, trong một số trường hợp còn là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy khi đánh giá hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cần phải căn cứ vào hành vi phạm tội cụ thể được quy định trong một điều khoản cụ thể; không thể có một hậu quả chung cho tất cả các tội phạm.
Căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 133, qua thực tiễn xét xử có thể coi trường hợp sau đây là trường hợp cướp tài sản gây hậu quả nghiêm trọng:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% không phải là do hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công không thể chống cự được (không phải là hậu quả do hành vi khách quan của cấu thành tội cướp tài sản gây nên)
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của một người có tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa đến 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người bị thương tích từ 11% đến 30%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật dưới 11% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 50 triệu đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, ngoài tài sản bị chiếm đoạt;
- Ngoài những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản có thể xác định được như đã nêu trên, còn những thiệt hại vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi cướp tài sản gây ra, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự toàn xã hội; gây hoang mang cho nhiều người trên một địa bàn nhất định, làm cho nhiều người vì quá sợ hãi nên phải bỏ học, bỏ việc làm, không dám lao động sản xuất, lao động buôn bán... Những thiệt hại phi vật chất, đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải căn cứ vào từng vụ cướp tài sản cụ thể, trong một hoàn cảnh cụ thể, xảy ra ở một địa bàn cụ thể, mới có thể xác định được chính xác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm g khoản 2 Điều 133, người phạm tội bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Khi áp dụng hình phạt theo khoản 2 Điều 133 đối với người phạm tội cần chú ý:
Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau thì:
- Nếu người phạm tội cướp tài sản có nhiều tình tiết định khung hình quy định tại khoản 2 Điều 133, thì hình phạt phải cao hơn người phạm tội có ít tình tiết định khung hình phạt;
- Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì hình phạt phải nhẹ hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ;
- Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng thì hình phạt phải nặng hơn người không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng;
- Thiệt hại gây ra càng lớn thì hình phạt càng nặng và ngược lại.
Trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Tòa án có thể áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 133 nhưng không được dưới ba năm tù, vì theo quy định tại Điều 47 thì "Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ từ ngày 01/01/2025?
- Chi tiết 02 đợt tăng lương hưu theo Nghị định 75?
- Không xây dựng phương án chữa cháy bị xử phạt bao nhiêu tiền?