Chiếm đoạt con dấu công ty
1. Hành vi chiếm đoạt con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Điều 268 Bộ luật hình sự 1999 có quy định về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu nhưng áp dụng cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, do vậy không chịu sự điều chỉnh của điều luật này.
Khoản Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
2. Giải pháp
Với tư cách là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người có trách nhiệm quản lý con dấu, nếu hai vị phó giám đốc công ty bạn đã “cưỡng đoạt” con dấu và tài sản khác của công ty, bạn nên trình báo vụ việc này ra cơ quan công an để giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp chiếm đoạt con dấu công ty. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?