Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý hộ tịch
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý hộ tịch được quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật Hộ tịch 2014, theo đó:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;
- Căn cứ quy định của Chính phủ, quyết định việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã; bảo đảm cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền;
- Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật;
- Định kỳ tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch;
- Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
Trên đây là quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý hộ tịch. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hộ tịch 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?