Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Hộ tịch 2014, theo đó:
Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về lãnh sự và điều ước quốc tế liên quan;
- Bố trí viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện;
- Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
- Quản lý, cập nhật và khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
- Báo cáo Bộ Ngoại giao nội dung đăng ký hộ tịch để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
- Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định;
- Lưu giữ giấy tờ, đồ vật và chúng cứ khác liên quan đến đăng ký hộ tịch;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này.
Trên đây là quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hộ tịch 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?