Hành vi khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản?
Bắt cóc là hành vi bắt người trái pháp luật. Thông thường hành vi bắt người làm con tin được thực hiện một cách lén lút và đưa người bị bắt đến một nơi nào đó rồi tìm cách thông báo cho người thân của người bị bắt biết, cùng với yêu cầu người thân của họ phải nộp tiền hoặc tài sản thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm.
Hành vi bắt người trái pháp luật được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác như cho uống thuốc ngủ, thuốc mê, xịt ê te, lừa dối... để bắt được người làm con tin. Thủ đoạn bắt cóc không phải là dấu hiệu đặc trưng của hành vi phạm tội ( không có ý nghĩa trong việc định tội ), nhưng hành vi bắt cóc người làm con tin lại là đặc trưng cơ bản của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, bởi lẽ bắt cóc người làm con tin chính là một thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản.
Người bị bắt cóc làm con tin là người bất kỳ ( người lớn, trẻ em, người già, nam giới, nữ giới..., không phân biêt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa vị xã hội...)
Ngoài hành vi bắt cóc người làm con tin, người phạm tội còn có hành vi đe dọa người khác ( cơ quan, tổ chức, hoặc người thân con tin ) nếu không giao nộp tiền hoặc tài sản thì con tin sẽ bị giết, bị đánh đập, bị hành hạ... Hành vi đe dọa người khác cũng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau: như gọi điện thoại, viết thư, nhắn tin qua người khác hoặc trực tiếp gặp người thân của con tin...
Cùng với việc đe dọa người khác người phạm tội còn có thể có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có những hành vi, thủ đoạn khác đối với người bị bắt làm con tin để người này sợ hãi mà yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc người thân của mình nộp tiền hoặc tài sản, như: đánh, trói, bắt nhịn ăn, nhịn uống, làm nhục, đe dọa giết, dọa đánh, dọa đem bán ra nước ngoài, bán cho ổ mại dâm...Đối với hành vi xâm phạm trực tiếp đến con tin, nếu cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng với hành vi xâm phạm.
Nêu hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác nhưng hành vi này được quy định là yếu tố định khung hình phạt quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 của Điều 134 thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội. Ví dụ: người bị bắt làm con tin bị trói, bị đánh đập gây tổn hại sức khỏe có tỷ lệ thương tật 35%, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe" mà người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 134.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?