Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 29 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Theo đó, khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại, thụ lý, kiểm tra, xác minh khiếu nại, tố cáo;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan;
c) Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra;
d) Ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo;
đ) Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đơn đề nghị kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?
- Bộ đội Biên phòng được thành lập vào ngày tháng năm nào?
- Các trường lấy điểm đánh giá năng lực 2025 cập nhật mới nhất?