Nguyên tắc quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm tồn lưu
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 30/2016/TT-BTNMT thì nguyên tắc quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm được quy định như sau:
- Đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro thấp, tiến hành lập dự án cải tạo và phục hồi môi trường theo phương án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm (sau đây gọi là dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm) quy định tại Điều 9 Thông tư 30/2016/TT-BTNMT.
- Đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro trung bình và mức độ rủi ro cao, tiến hành lập dự án xử lý ô nhiễm theo phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (sau đây gọi là phương án xử lý ô nhiễm) quy định tại Điều 10 Thông tư 30/2016/TT-BTNMT.
- Ưu tiên thực hiện xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro cao.
- Ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường, chi phí xử lý thấp.
- Việc lập phương án xử lý ô nhiễm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nguyên tắc quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm tồn lưu được quy định tại Điều 8 Thông tư 30/2016/TT-BTNMTquy định về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?