Quy định về rút bảo lưu điều ước quốc tế
Việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu được quy định tại Điều 51 Luật Điều ước quốc tế 2016, theo đó:
Việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu được quy định như sau:
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định. Trình tự, thủ tục Quốc hội rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu được thực hiện tương tự quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
4. Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
5. Việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản.
6. Hồ sơ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu bao gồm:
a) Tờ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, hậu quả pháp lý của việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trên đây là quy định về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Điều ước quốc tế 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?
- Tiêu chuẩn học sinh xuất sắc cấp 3 Chương trình mới năm 2025?
- Các bước đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công 2025 chi tiết?
- Cách gói bánh chưng dịp tết Nguyên đán? Các hoạt động văn hóa tinh thần cho đoàn viên công đoàn tại TP.HCM dịp tết Ất Tỵ 2025?
- Lỗi bấm còi, rú ga xe máy liên tục 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?