Trình tự quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài
Trình tự quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được quy định tại Điều 50 Luật Điều ước quốc tế 2016, theo đó:
Trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài được quy định như sau:
- Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại Điều 36 của Luật này.
- Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu.
Trên đây là quy định về trình tự quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Điều ước quốc tế 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Viết thư UPU lần thứ 54 2025: Hãy lắng nghe đại dương, hãy bảo vệ đại dương?
- Ngày Thần Tài làm gì để cả năm may mắn? Ngày vía Thần Tài có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh? Ngày vía Thần Tài cúng gì?
- 1 cây vàng bao nhiêu chỉ?
- 04 Thông tư mới dành cho viên chức có hiệu lực từ tháng 2 năm 2025 mới nhất?