Địa phương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như thế nào?
- Địa phương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như thế nào?
- Các Bộ ngành tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030?
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030?
Địa phương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như thế nào?
Tại tiểu mục 9 Mục 5 Điều 1 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 quy định các địa phương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030:
- Các địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và các Chương trình, Đề án các lĩnh vực có liên quan đến phát triển đô thị thông minh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ các nhóm nhiệm vụ và các nhiệm vụ ưu tiên của Đề án, rà soát các chương trình, kế hoạch, đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lập kế hoạch nhiệm vụ cụ thể hàng năm và theo giai đoạn để phát triển, ứng dụng các lĩnh vực đô thị thông minh theo chức năng nhiệm vụ được giao, lập nhu cầu vốn ngân sách nhà nước dài hạn và hàng năm để thực hiện Đề án, gửi Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo.
- Định kỳ gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo đề cương báo cáo do cơ quan thường trực Đề án hướng dẫn thống nhất, trước ngày 31 tháng 11 hàng năm đến Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Địa phương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như thế nào? (Hình từ Internet)
Các Bộ ngành tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030?
Theo tiểu mục 1 đến tiểu mục 8 Mục 5 Điều 1 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 quy định các Bộ ngành trung ương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như sau:
(1) Bộ Xây dựng:
- Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Đề án; phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông điều phối tổng thể thực hiện thí điểm phát triển đô thị thông minh; chỉ đạo, phối hợp với các địa phương để rà soát, đánh giá, lựa chọn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực thực hiện thí điểm và chương trình, kế hoạch thực hiện thí điểm; hỗ trợ các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện thí điểm; tổ chức rút kinh nghiệm theo giai đoạn và nhân rộng các mô hình phù hợp điều kiện Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước để áp dụng cho các chương trình, dự án thí điểm.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông về phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh.
- Định kỳ kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương việc thực hiện Đề án. Hàng năm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án.
(2) Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh; quy định chung về phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu đô thị; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ICT áp dụng cho đô thị thông minh.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương tổ chức thực hiện thí điểm phát triển đô thị thông minh.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng về phát triển hạ tầng ICT phục vụ phát triển đô thị thông minh.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, thống nhất quản lý về việc đảm bảo an toàn thông tin phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp ICT đảm bảo sẵn sàng hạ tầng ICT phục vụ phát triển đô thị thông minh.
(3) Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Chỉ đạo, ưu tiên các nhiệm vụ phát triển đô thị thông minh trong quá trình thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phục vụ phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu phát triển các ứng dụng giải pháp thông minh, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.
(4) Bộ Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển nền công nghiệp điện tử thông tin truyền thông trong nước, sản xuất tạo nguồn cung ứng tại chỗ cho quá trình xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, thay thế thiết bị phục vụ phát triển đô thị thông minh.
- Chủ trì, chỉ đạo thống nhất quản lý và phát triển các ứng dụng đô thị thông minh trong lĩnh vực quản lý, điều tiết năng lượng, mạng lưới điện thông minh và các lĩnh vực khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành.
(5) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức triển khai xây dựng hệ thống dữ liệu không gian đô thị thống nhất dữ liệu nền địa lý, dữ liệu đất đai và tài sản khác gắn liền với đất, dữ liệu địa chất và các dữ liệu không gian khác trên nền tảng GIS) đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh.
- Chủ trì, chỉ đạo thống nhất quản lý và phát triển các ứng dụng đô thị thông minh, chia sẻ dữ liệu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo chức năng nhiệm vụ của ngành.
(6) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì, hướng dẫn các cơ sở đào tạo lồng ghép nội dung phát triển đô thị thông minh trong chương trình đào tạo theo lộ trình phù hợp.
- Chủ trì, chỉ đạo thống nhất quản lý và phát triển các ứng dụng đô thị thông minh trong lĩnh vực đào tạo và các lĩnh vực khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan phát triển đội ngũ nguồn nhân lực phát triển đô thị thông minh.
(7) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan xác định và phân bổ nguồn tài chính trong nước và điều phối các nguồn tài trợ của nước ngoài thúc đẩy phát triển đô thị thông minh.
- Chủ trì xây dựng các cơ chế chính sách về đầu tư, thu hút đầu tư phát triển đô thị thông minh.
(8) Bộ Tài chính:
Cân đối bố trí ngân sách cho các bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án phù hợp với từng giai đoạn và danh mục nhiệm vụ ưu tiên của Đề án.
(9) Các Bộ: Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và các Chương trình, Đề án các lĩnh vực có liên quan đến phát triển đô thị thông minh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030?
Tại tiểu mục 10 Mục 5 Điều 1 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030, theo đó:
- Chỉ đạo nghiên cứu, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện phát triển đô thị thông minh trên địa bàn phù hợp quan điểm và nguyên tắc của Đề án, lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng, tổ chức thẩm định, phê duyệt, bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo phân cấp và quy định pháp luật hiện hành để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Rà soát, nghiên cứu, đăng ký các chương trình, kế hoạch thực hiện thí điểm, gửi cơ quan thường trực Đề án để phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các đô thị trực thuộc nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện phát triển đô thị thông minh.
- Định kỳ gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo đề cương báo cáo do cơ quan thường trực Đề án hướng dẫn thống nhất, về Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành có liên quan trước ngày 31 tháng 11 hàng năm để tổng hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?