Căn cứ để xác minh tài sản trong phòng, chống tham nhũng được quy định như thế nào?
Căn cứ để xác minh tài sản trong phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 47 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Quốc hội ban hành, theo đó:
1. Căn cứ để xác minh tài sản bao gồm:
a) Khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai;
b) Khi xét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản;
c) Khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý;
d) Khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 47a của Luật này.
2. Khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ kê khai tài sản ra quyết định xác minh tài sản.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về căn cứ để xác minh tài sản trong phòng, chống tham nhũng, được quy định tại Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Quốc hội ban hành. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?