Tội cướp tài sản gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%?
Đây là trường hợp không chỉ do thực hiện hành vi giật tài sản mà gây thương tich hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, mà bao gồm cả trường hợp sau khi giật được tài sản, người phạm tội có hành vi hành hung để tẩu thoát nên đã gây ra thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc của người khác (người đuổi bắt).
Thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân phải có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11% thì không thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điểm e khoản 2 Điều 136, ma tùy trường hợp, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 136 (nếu dùng thủ đoạn nguy hiểm) hoặc theo điểm đ khoản 2 Điều 136 (nếu hành hung để tẩu thoát).
Việc xác định tỷ lệ thương tật là thuộc trách nhiệm của Hội đồng giám định pháp y hoặc Hội đồng giám định y khoa hoặc giám định viên, nếu nơi nào không có tổ chức giám định pháp y hoặc giám định y khoa hay không có giám định viên, thì căn cứ vào bảng tiêu chuẩn thương tật ban hành kèm theo thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1995 của Bộ y tế và Bộ lao động - Thương binh và Xã hội để xác định tỷ lệ thương tật của nạn nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?