Tiêu chuẩn HĐND

Tôi thấy bảo đại biểu HĐND các cấp có đủ trình độ. Vậy trình độ của đại biểu hội đồng nhân dân quy định như nào? Ở xã thì trình độ tối thiểu là lớp mấy và huyện và Thành phố như nào? Người hỏi: Phùng Văn Bình ( 14:18 01/04/2016)

Luật số 85/2015/QH13. Bầu Cử Đại biểu Quốc Hội Và Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

tại Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Điều 3. Tiêu chuẩn của người ứng cử

1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.

2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Tại Hướng dẫn số 38- HD/BTCTW ngày 31 tháng 1 năm 2016: Công Tác Nhân Sự Đại Biểu Quốc Hội Khóa XIV và Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân Các Cấp Nhiệm Kỳ 2016- 2021 tại mục 3: Tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

3.1. Tiêu chuẩn chung:

Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ (nam sinh từ tháng 5/1961, nữ sinh từ tháng 5/1966 trở lại đây).

Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; ngườiđứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/7/2007 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận.

3.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách:

Ngoài các tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

- Về trình độ, chức vụ:

+ Có trình độ đại học trở lên (đối với cấp tỉnh, cấp huyện); có khả năng tham gia xây dựng chính sách và tổ chức các hoạt động giám sát; có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến phân công.

+ Ở cấp tỉnh: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phải là tỉnh ủy viên (trong 02 đồng chí phó chủ tịch Hội đồng nhân dân có 01 đồng chí là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy) giữ chức giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử trưởng ban của Hội đồng nhân dân nói chung phải giữ chức phó giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân nói chung phải giữ chức vụ trưởng phòng của sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên.

+ Ở cấp huyện: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phải là huyện ủy viên (trong 02 đồng chí phó chủ tịch Hội đồng nhân dân có 01 đồng chí là ủy viên ban thường vụ huyện ủy), giữ chức trưởng phòng cấp huyện hoặc tương đương trở lên; ứng cử trưởng ban của Hội đồng nhân dân nói chung phải giữ chức phó trưởng phòng cấp huyện hoặc tương đương trở lên; ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân nói chung phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 05 năm trở lên.

Đối với các đồng chí dự kiến bố trí làm Trưởng các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiêm nhiệm, cần có năng lực, trình độ, sức khỏe và thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Ở cấp xã: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phải là ủy viên ban thường vụ Đảng ủy xã; đối những nơi chưa có điều kiện có thể xem xét, giới thiệu đồng chí ủy viên ban chấp hành Đảng bộ xã. Căn cứ tình hình cụ thể, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; phấn đấu lựa chọn cán bộ trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và khả năng phát triển.

- Về độ tuổi: (ngoài tiêu chuẩn chung về độ tuổi độ tuổi nêu trên).

+ Người lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ; nếu tái cử thì thực hiện theo Chỉ thị số 36-CT/TW và Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW, ngày 18/8/2014 của Ban Tổ chức Trung ương (nam sinh từ tháng 9/1958, nữ sinh từ tháng 9/1963 trở lại đây).

+ Cán bộ nữ thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CPngày 29/5/2015 của Chính phủ thì tuổi tái cử đại biểu Hội đồng nhân dân nếu sinh từ tháng 5/1961 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ Luật Lao động.

+ Người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ở những huyện, quận, phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ, một số trường hợp đặc biệt có thể áp dụng tương tự đối với đại biểu hội đồng nhân dân chuyên trách tái cử.

- Về tiêu chuẩn sức khỏe: Được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm giới thiệu nhân sự (tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở khám sức khỏe).

Hội đồng nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Hội đồng nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân có mấy cấp? Hội đồng nhân dân được ban hành văn bản quy phạm pháp luật gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào ban hành văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân là gì? Hội đồng nhân dân có chức năng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ họp Hội đồng nhân dân diễn ra bao nhiêu lần một năm? Ai có thẩm quyền triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân thị trấn có các nhiệm vụ và quyền hạn nào? Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn phải có đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân diễn ra trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan gì? Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân kéo dài trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng nhân dân và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật tổ chức hội đồng nhân dân mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hội đồng nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
208 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hội đồng nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào