Trách nhiệm của công chức hải quan khi Hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận tại cảng hàng không quốc tế

Trách nhiệm của công chức hải quan khi Hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận tại cảng hàng không quốc tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có việc nên thời gian tới sẽ thường xuyên bay quốc tế. Vậy ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi trách nhiệm của công chức hải quan khi Hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận tại cảng hàng không quốc tế được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Lan Ly (ly***@gmail.com)

Trách nhiệm của công chức hải quan khi hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận tại cảng hàng không quốc tế được quy định tại Điều 13 quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 3280/QĐ-TCHQ quy định như sau

Bước 1. Tiếp nhận toàn bộ số hành lý bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn còn nguyên bao bì, đai kiện từ các Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp.

Bước 2. Áp dụng hình thức kiểm tra K1 đối với toàn bộ số hành lý nêu trên:

a) Trường hợp qua kiểm tra không phát hiện nghi vấn thì bàn giao cho đại diện Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp để trả lại cho chủ sở hữu;

b) Đối với trường hợp phát hiện trong hành lý có chất gây cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường thì phối hợp với cơ quan chức năng để kiểm tra hành lý nghi vấn theo quy chế phối hợp giữa các bên và xử lý theo quy định;

c) Trường hợp phát hiện trong hành lý có chứa hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành hoặc vượt quá định mức tiêu chuẩn thì niêm phong hải quan đối với hành lý, yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lưu giữ riêng các kiện hành lý nêu trên;

d) Trường hợp phát hiện nghi vấn thì thực hiện theo bước tiếp theo.

Bước 3. Xử lý hành lý bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn:

a) Đối với hành lý không có nghi vấn: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lập bản kê; công chức hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức vào bản kê. Trả cho Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp 01 bản kê, lưu giữ 01 bản;

b) Đối với kiện hành lý có chứa chất gây cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp mời đại diện cơ quan chuyên ngành để lập biên bản bàn giao đưa đến khu vực an toàn, mở kiểm tra dưới sự chứng kiến của công chức hải quan và xử lý theo quy định;

c) Đối với hành lý có chứa hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành hoặc vượt quá định mức tiêu chuẩn: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lưu giữ riêng những kiện hành lý đó và thông báo cho chủ hàng trong vòng 30 ngày từ ngày hành lý đến cửa khẩu đến Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế để làm thủ tục hải quan đối với hành lý nêu trên.

Bước 5. Lập biên bản, xử lý vi phạm (nếu có).

Bước 6. Nhập dữ liệu vào máy tính hoặc sổ theo dõi và lưu 01 bản kê.

Trường hợp không xác định được người nhận đối với hành lý ký gửi bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn thì tiến hành xử lý tương tự như xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận quy định của Bộ Tài chính.

Trên đây là quy định về trách nhiệm của công chức hải quan khi Hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận tại cảng hàng không quốc tế. 

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3280/QĐ-TCHQ năm 2016.

Trân trọng!

Công chức hải quan
Hỏi đáp mới nhất về Công chức hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức hải quan hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức hải quan có được tự do đi du lịch không? Công chức hải quan khi đi du lịch thì sử dụng loại hộ chiếu nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo ngành Thuế, Hải quan
Hỏi đáp pháp luật
Cờ truyền thống của Hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cờ hiệu hải quan được gắn ở đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Biểu tượng hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phù hiệu hải quan là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hải quan hiệu được gắn ở đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp hiệu hải quan được sử dụng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trang phục hải quan bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chức hải quan
Thư Viện Pháp Luật
283 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công chức hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào