Trách nhiệm của ĐBQH với cử tri?
ĐBQH liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
ĐBQH tiếp xúc cử tri ở nơi ứng cử theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH. ĐBQH tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Trong quá trình tiếp xúc cử tri, ĐBQH có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và Quốc hội; cử tri hoặc đại diện cử tri ở đơn vị bầu cử có thể góp ý kiến với ĐBQH tại hội nghị cử tri do Đoàn ĐBQH phối hợp Ủy ban MTTQ và chính quyền địa phương tổ chức trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?