Điều kiện của Đơn vị xử lý bùn thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới xử lý bùn thải được quy định tại Quyết định 44/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý bùn thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Có hiệu lực từ ngày 19/09/2015), theo đó:
Đơn vị xử lý bùn thải phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy trình công nghệ xử lý bùn thải của dự án.
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, công trình xử lý bùn thải theo quy định;
c) Địa điểm xây dựng nhà máy xử lý phải nằm trong các khu quy hoạch xử lý chất thải rắn của Thành phố hoặc tại khu vực được nhà nước cho phép thực hiện;
d) Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực hóa học, kỹ thuật môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý điều hành nhà máy xử lý; có đầy đủ đội ngũ công nhân được tập huấn để đảm bảo vận hành an toàn dây chuyền thiết bị xử lý và có khả năng xử lý khi có sự cố môi trường xảy ra;
e) Khi đi vào tiếp nhận và xử lý bùn thải, đơn vị xử lý phải xây dựng được các quy trình và kế hoạch sau đây:
- Quy trình vận hành an toàn dây chuyền công nghệ và thiết bị từ khâu tiếp nhận cho đến khâu xử lý cuối cùng;
- Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động;
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường định kỳ;
- Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công nhân vận hành hệ thống xử lý.
- Kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm thân thiện môi trường được tái chế từ bùn thải phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, đơn vị xử lý phải thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thành phố ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư xử lý bùn thải theo công nghệ tái chế ra các sản phẩm thân thiện môi trường, tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất và không chôn lấp trực tiếp; đồng thời có xem xét đến tính cạnh tranh về đơn giá xử lý bùn thải và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sau tái chế phù hợpvới nhu cầu thực tế của thị trường.
Việc chuyển giao bùn thải từ tổ chức, cá nhân làm phát sinh bùn thải hoặc từ đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển cho đơn vị dịch vụ xử lý phải được thực hiện bằng hình thức hợp đồng dịch vụ theo đúng quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải và các quy định pháp luật khác có liên quan.
(Điều 6, Quy định quản lý bùn thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 44/2015/QĐ-UBND Tp.HCM)
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề: Điều kiện của Đơn vị xử lý bùn thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, được quy định tại Quy định quản lý bùn thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 44/2015/QĐ-UBND. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?