Nội dung nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030?

Nội dung nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030?

Nội dung nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030?

Tại Mục 3 Điều 1 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 quy định 10 nhóm nội dung nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như sau:

Nhóm 1: Rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, định mức kinh tế kỹ thuật và ban hành các hướng dẫn về phát triển đô thị thông minh bền vững.

- Hình thành thể chế, hành lang pháp lý về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, giám sát, vận hành đô thị thông minh hướng tới mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh, hiệu quả năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm, ứng phó biến đổi khí hậu, đô thị văn minh, văn hóa, phát triển bền vững;

- Nghiên cứu, xây dựng các chỉ số chính đánh giá về hiệu quả hoạt động (KPI) cho đô thị thông minh phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và các đặc thù của Việt Nam;

- Nghiên cứu xây dựng, hướng dẫn áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh và thiết lập cơ chế tự đánh giá mức độ phát triển đô thị thông minh theo các chỉ số chính đánh giá về hiệu quả hoạt động KPI;

- Hướng dẫn ứng dụng ICT trong quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất xây dựng đô thị, quản lý cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, cây xanh, không gian ngầm,...

- Nghiên cứu xây dựng, hướng dẫn và thiết lập cơ chế tài chính, cơ chế giám sát, phân giao các trách nhiệm quản lý, thực hiện phát triển đô thị thông minh.

Nhóm 2: Từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực đô thị thông minh, thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đô thị thông minh bền vững.

- Rà soát, nghiên cứu và ban hành hệ thống quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và các hướng dẫn kỹ thuật về phát triển đô thị thông minh để quản lý và áp dụng, đảm bảo kết nối đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tính liên thông xuyên suốt về kỹ thuật và cơ sở dữ liệu giữa các hệ thống và lĩnh vực quản lý nhà nước như quy hoạch đô thị, xây dựng, đất đai, giao thông, dân cư. Định hướng đồng bộ hóa với các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế theo từng cấp độ phù hợp với thực tiễn điều kiện phát triển trong nước;

- Ban hành các quy định về quyền và trách nhiệm bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu đô thị thông minh;

- Đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn để cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh hướng tới các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;

- Thúc đẩy sáng tạo, phát minh, sáng chế và bảo vệ sở hữu trí tuệ liên quan lĩnh vực phát triển đô thị thông minh;

- Khuyến khích nghiên cứu phát triển các ứng dụng, công nghệ và giải pháp về quy hoạch đô thị thông minh, quản lý đô thị thông minh (quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, y tế, giáo dục, hệ thống cảnh báo sớm và các lĩnh vực khác), tiện ích đô thị thông minh phục vụ cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong đô thị;

- Phát triển các giải pháp thương mại điện tử do các tổ chức và cá nhân thực hiện đi đôi với hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý giao dịch tài chính mới trên môi trường mạng.

Nhóm 3: Hình thành, kết nối liên thông, duy trì và vận hành hệ thống dữ liệu không gian đô thị số hóa và cơ sở dữ liệu đô thị quốc gia.

- Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị và hệ thống dữ liệu không gian đô thị theo tầng bậc, từng bước hoàn thiện theo cấp độ đô thị, vùng và quốc gia;

- Thực hiện, ứng dụng ICT trong quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất xây dựng đô thị, quản lý cấp thoát nước, thu gom xử lý rác thải, diện tích cây xanh, mặt nước và cảnh quan tự nhiên, quản lý không gian ngầm đô thị và các lĩnh vực khác;

- Nâng cao năng lực bảo vệ an ninh, an toàn thông tin, xử lý sự cố.

Nhóm 4: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông minh trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

- Phát triển ứng dụng thông minh hỗ trợ ra quyết định trong công tác lập, thẩm định, công bố công khai quy hoạch đô thị;

- Phát triển hệ thống cung cấp thông tin quy hoạch và tiếp nhận ý kiến góp ý, phản hồi của cộng đồng, thông minh hóa quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch đô thị;

- Thực hiện đổi mới lý luận và phương pháp lập quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

Nhóm 5: Phát triển hạ tầng đô thị thông minh.

(1) Đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh, trước mắt ưu tiên tập trung đầu tư các lĩnh vực sau:

- Phát triển chiếu sáng đô thị thông minh;

- Phát triển giao thông thông minh, hệ thống điều khiển hướng dẫn cho người tham gia giao thông, chỉ huy kiểm soát và xử lý ứng cứu tình huống khẩn cấp;

- Phát triển hệ thống cấp thoát nước thông minh, đảm bảo khả năng kiểm soát, xử lý ô nhiễm và an toàn chất lượng;

- Phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải đô thị thông minh;

- Phát triển lưới điện thông minh;

- Phát triển hệ thống cảnh báo rủi ro, thiên tai.

(2) Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT)

- Phát triển các trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung, đa nhiệm;

- Phát triển hạ tầng ICT của các đô thị;

- Nâng cao mức độ phổ cập sử dụng, kết nối các thiết bị đầu cuối thông minh.

Nhóm 6: Phát triển các tiện ích thông minh cho dân cư đô thị.

- Hình thành các tiện ích dịch vụ công cộng thông minh nhanh gọn, thuận tiện, tiện lợi cho người dân;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản trị an toàn công cộng xã hội, giám sát môi trường, phòng chống tội phạm và các lĩnh vực quản lý xã hội khác đi đôi với việc bảo vệ quyền tự do và thông tin cá nhân, kiểm soát việc sử dụng dữ liệu thông tin cá nhân;

- Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử, thông báo, cho phép sử dụng thanh toán trực tuyến các dịch vụ của cư dân đô thị;

- Hình thành các trung tâm kết nối công dân gắn với bộ phận một cửa, hoàn thiện các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các mô hình dịch vụ trực tuyến về dịch vụ giáo dục, đào tạo trực tuyến, dịch vụ truy vấn cơ hội việc làm, y tế chăm sóc sức khỏe, văn hóa đô thị, vui chơi giải trí và các tiện ích khác;

- Phát triển các tiện ích cảnh báo cho người dân về các vấn đề rủi ro, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề khác có mức độ ảnh hưởng lớn.

Nhóm 7: Xây dựng tiềm lực phát triển đô thị thông minh bền vững.

(1) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng, bồi dưỡng phát triển năng lực, kỹ năng, vai trò trách nhiệm của công dân thông minh;

- Lồng ghép và phát triển các nội dung đào tạo về đô thị thông minh ở bậc đại học và sau đại học trong chương trình đào tạo các ngành đào tạo có liên quan bao gồm quy hoạch đô thị, kiến trúc, xây dựng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, trang thiết bị công trình, đô thị, điện, nước công trình, quản lý đô thị và các ngành đào tạo khác;

- Xây dựng, lồng ghép nội dung phát triển đô thị thông minh bền vững trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị, áp dụng đối với các đô thị từ loại III trở lên trong giai đoạn 2018 - 2025.

(2) Phát triển nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng khoa học công nghệ đô thị thông minh

- Thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng các nền tảng kết nối mạng lưới, khuyến khích trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đô thị thông minh, tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững;

- Khuyến khích xã hội hóa, đầu tư doanh nghiệp để hình thành và phát triển các trung tâm, cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm chuyển giao công nghệ đô thị thông minh, tăng trưởng xanh;

- Xây dựng mạng lưới liên kết, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, các viện, trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp, chính quyền các đô thị. Hình thành các chuỗi liên kết khép kín đào tạo - nghiên cứu - sản xuất - ứng dụng;

- Nâng cao năng lực trong nước về nghiên cứu, phát triển, chế tạo, thị trường hóa các sản phẩm phần cứng, phần mềm phục vụ đô thị thông minh;

- Nghiên cứu phát triển các vật liệu xây dựng, trang thiết bị công trình, trang thiết bị tiện nghi đô thị, công nghệ xây dựng tiên tiến sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Nhóm 8: Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trong và ngoài nước.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, áp dụng các mô hình hợp tác công tư PPP và các mô hình đầu tư khác để đầu tư chiều sâu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, hiện đại hóa thiết bị các phòng thí nghiệm, đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh, trang thiết bị phục vụ quản lý đô thị và thực hiện các nội dung nhiệm vụ khác của đề án;

- Đẩy mạnh, thu hút các nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác quốc tế để phát triển nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả công nghệ giải pháp phát triển đô thị thông minh;

- Ban hành các cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai và các ưu đãi khác để khuyến khích thu hút các thành phần tham gia phát triển đô thị thông minh.

Nhóm 9: Tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế, trao đổi chuyển giao công nghệ về phát triển đô thị thông minh bền vững.

- Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin về phát triển đô thị thông minh với các quốc gia, tổ chức quốc tế;

- Tranh thủ sự giúp đỡ đẩy mạnh hội nhập của các tổ chức quốc tế trong phát triển đô thị thông minh, hợp tác thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu nhằm phát triển nguồn nhân lực cũng như tiếp cận công nghệ tiên tiến;

- Nghiên cứu, xây dựng các căn cứ pháp lý và điều kiện thuận lợi để Việt Nam cam kết và tham gia tích cực trong các hoạt động của cộng đồng ASEAN và quốc tế về phát triển đô thị thông minh;

- Tham gia các diễn đàn quốc tế về phát triển đô thị thông minh để kịp thời nắm bắt các xu hướng mới của thế giới trong việc đánh giá, phát triển đô thị thông minh.

Nhóm 10: Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về đô thị thông minh:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các thành phần kinh tế - xã hội và cộng đồng về vai trò và lợi ích về đô thị thông minh; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của đô thị thông minh, khuyến khích sự chủ động tham gia;

- Đẩy mạnh các hình thức đa dạng đối thoại chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực phát triển đô thị thông minh;

- Tổ chức các mô hình đa dạng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, hướng dẫn sử dụng các tiện ích về đô thị thông minh;

- Định kỳ tổ chức các sự kiện về phát triển đô thị thông minh nhằm cung cấp thông tin về tình hình triển khai cũng như thu hút sự quan tâm, góp ý của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội;

- Định kỳ tổ chức đánh giá, công bố, biểu dương khen thưởng các tổ chức cá nhân có thành tích tiêu biểu, các đô thị đã đạt được hiệu quả tích cực trong triển khai xây dựng phát triển đô thị thông minh.

Nội dung nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030?

Nội dung nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030? (Hình từ Internet)

Nguồn vốn thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 từ đâu?

Tại Mục 4 Điều 1 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 quy định nguồn vốn thực hiện trong Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như sau:

- Tổng kinh phí để thực hiện Đề án sẽ được xác định trên cơ sở kinh phí của từng đề án, kế hoạch, dự án, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ các nguồn: vốn tài trợ quốc tế và trong nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay ODA, vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định hiện hành.

Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như thế nào?

Tại tiểu mục 1 Mục 5 Điều 1 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 quy định Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Đề án; phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông điều phối tổng thể thực hiện thí điểm phát triển đô thị thông minh; chỉ đạo, phối hợp với các địa phương để rà soát, đánh giá, lựa chọn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực thực hiện thí điểm và chương trình, kế hoạch thực hiện thí điểm; hỗ trợ các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện thí điểm; tổ chức rút kinh nghiệm theo giai đoạn và nhân rộng các mô hình phù hợp điều kiện Việt Nam.

- Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước để áp dụng cho các chương trình, dự án thí điểm.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông về phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh.

- Định kỳ kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương việc thực hiện Đề án. Hàng năm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án.

Phát triển đô thị
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phát triển đô thị
Hỏi đáp Pháp luật
Địa phương tổ chức thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp pháp luật
Trong nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển đô thị bền vững đô thị Việt Nam có nhiệm vụ 2 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo về tình hình phát triển đô thị mới nhất 2023? Thời hạn gửi báo cáo tình hình phát triển đô thị là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phát triển đô thị
137 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào