Trách nhiệm trong việc yêu cầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính
Trách nhiệm trong việc yêu cầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 72 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Căn cứ theo đó, trách nhiệm trong việc yêu cầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
1. Đương sự yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng với yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường.
3. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng, gây thiệt hại cho người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải bồi thường.
4. Việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại hai khoản trên được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm trong việc yêu cầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Có được thu tiền dạy thêm đối với học sinh lớp cuối cấp ôn thi trong trường không?
- Ngày 18 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động tạm ứng tiền lương vào ngày 18 tháng 2 2025 âm lịch có bị tính lãi không?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- 1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?