Quyền nhân thân được pháp luật quy định ra sao?
Quyền nhân thân được quy định trong Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, quyền nhân thân là quyền không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
Những vấn đề nêu trên đây được trích dẫn từ quy định về quyền nhân thân của Bộ luật dân sự 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Phạm nhân trong cơ sở giam giữ có thể ăn nhiều hơn định lượng trung bình hay không?
- Khi ra vào cổng cơ sở giam giữ, phạm nhân phải thực hiện các hoạt động gì?
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cần thực hiện các hoạt động gì để đảm bảo chất lượng giáo dục?
- Tại trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính được quy định như thế nào?
- Để trở thành nhân viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì cần đáp ứng điều kiện gì?