Khi ly hôn có thể bỏ qua thủ tục hòa giải không?
Đối với câu hỏi thủ tục hòa giải khi ly hôn của ba mẹ bạn thì Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thủ tục hòa giải trong Tố tụng dân sự là một trong các nguyên tắc cơ bản:
Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc trong mọi trường hợp giải quyết ly hôn tại tòa án, kể cả trường hợp ly hôn đồng thuận. Nếu ba mẹ bạn làm đơn ly hôn ra tòa thì tòa sẽ thụ lý và sẽ tiến hành hòa giải giống như các trường hợp ly hôn khác.
Ngoài ra, đối với các hành vi của bố của bạn đối với mẹ của bạn, Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 liệt kê các hành vi được coi là các hành vi bạo lực gia đình như sau:
“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng”
Các hành vi trên đều là các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Để bảo vệ quyền của nạn nhận bạo lực gia đình, pháp luật đã quy định các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ và hỗ trợ cho nạn nhân của bạo lực gia đình như tổ chức hòa giải trong gia đình, tổ chức phê bình góp ý trong cộng đồng dân cư và quyền yêu cầu bảo vệ, hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình”
Theo đó, bạn có thể đến gặp cơ quan có thẩm quyền: công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi mẹ bạn sinh sống hoặc nơi mẹ bạn bị ba bạn hành hung... để đề nghị được giúp đỡ, xử lý.
Trên đây là tư vấn về việc có thể bỏ qua thủ tục hòa giải khi ly hôn không. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?