Nhờ người khác giải quyết vi phạm giao thông giùm được không?
Vì bận không đến theo giấy hẹn của CSGT để giải quyết vi phạm, bạn phải viết giấy ủy quyền ghi rõ họ tên mình và tên người được ủy quyền, đồng thời ghi rõ những nội dung: Tên, tuổi, địa chỉ, hộ khẩu, số CMND… của người vi phạm, cũng như ngày, tháng, năm bị CSGT lập biên bản vi phạm giao thông, lý do không đến giải quyết xử lý vi phạm...
Ngoài ra, bạn cũng phải ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, hộ khẩu, số CMTND người được ủy quyền có xác nhận đóng dấu của chính quyền địa phương nơi cư trú.
Người được ủy quyền trước khi đến trụ sở CSGT giải quyết vi phạm giao thông cần mang theo CMND để đối chiếu.
Còn đối với hành vi vi phạm chạy quá tốc độ từ 5 đến dưới 10km/h thì Điểm c, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Còn lỗi chở người ngồi sau xe có đội MBH nhưng không cài quai đúng quy cách, được quy định tại Điểm k, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
Trên đây là tư vấn về nhờ người khác giải quyết vi phạm giao thông. Bạn nên xem thêm tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP để hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2024?
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nào?
- Ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 là thứ mấy? 29 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?