Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dựa trên những căn cứ nào?

Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dựa trên những căn cứ nào?

Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dựa trên sáu căn cứ sau:

1. Trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có đủ cơ sở, nhận được sự thống nhất cao và phù hợp với tình hình mới.

2. Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992, đó là: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

3. Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hổ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

4. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị, vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

5. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

6. Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng nên phải tiến hành chặt chẽ, khoa học có sự lãnh đạo của Đảng; bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của Nhân dân và các cơ quan, tổ chức; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền; không để các đối tượng xấu, các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, xuyên tạc trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Theo Tài liệu Hỏi - Đáp về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp
Hỏi đáp mới nhất về Hiến pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp? Hiến pháp được thông qua khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 Nhà nước Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền đề nghị Quốc hội sửa đổi Hiến pháp?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên thủ quốc gia là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền, trách nhiệm của Quốc hội về làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật?
Hỏi đáp pháp luật
Hiến pháp là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tòa án Hiến pháp là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hiến pháp dân định là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hiến pháp khâm định là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hiến pháp
Thư Viện Pháp Luật
371 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hiến pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào