Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
Việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại được quy định tại Điều 274 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Khi phát hiện kết luận trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, theo quy định tại khoản 2 Điều 274 Luật Tố tụng hành chính 2015 , Hội đồng giám đốc thẩm sẽ hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị đó để xét xử sơ thẩm lại. Cũng theo quy định tại Điều luật này, Hội đồng giám đốc thẩm còn ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau:
- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không đúng quy định tại Chương VI của Luật này.
- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Trên đây là quy định về việch ủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại Luật tố tụng hành chính 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
- Giỗ tổ 2025 vào ngày nào, thứ mấy? Giỗ tổ 2025 được nghỉ 3 ngày đúng không?
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Ngày giờ nào đẹp nhất để cúng ngày vía Thần Tài 2025?
- Xe tang có được vượt đèn đỏ không? Xe tang vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?