Ly hôn với người bỏ nhà đi biệt tích
Trước đây, đối với các trường hợp xin ly hôn với người mất tích, tòa án có thể giải quyết tuyên bố mất tích và ly hôn trong cùng một vụ án. Tuy nhiên kể từ 1/1/2005 (ngày Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành) trở đi thì tòa án không thụ lý và giải quyết mất tích và ly hôn trong cùng một vụ án nữa mà phải tách riêng, vì luật mới quy định đây là hai thủ tục riêng biệt. Để ly hôn với người vợ đã bỏ đi biệt tích, anh phải làm đơn gửi đến toà án quận, huyện nơi anh đang cư trú để yêu cầu toà án tuyên bố người đó mất tích. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh vợ anh đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc anh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Anh có thể làm đơn yêu cầu công an phường xác nhận việc này và nếu đã xóa hộ khẩu thì phải xác nhận đã xóa từ thời điểm nào để tòa án làm căn cứ tuyên bố mất tích. Sau khi thụ lý, tòa án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người mất tích trên báo của trung ương trong 3 số liên tiếp và đài phát thanh hoặc đài truyền hình trung ương 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Sau 4 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo đầu tiên mà vợ anh không trở về hoặc có tin tức báo về thì tòa án sẽ họp xét đơn yêu cầu tuyên bố công dân mất tích của anh. Sau khi có quyết định của tòa án tuyên bố vợ anh mất tích, anh mới có thể làm đơn xin ly hôn với vợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?