Xe tạm giữ bị hỏng, cảnh sát giao thông có phải bồi thường?

Trên đường đi làm tôi có vi phạm giao thông là vượt đèn đỏ và không mang giấy tờ xe nên xe máy của tôi bị CSGT tạm giữ 7 ngày. Mấy ngày sau khi mang giấy tờ và tiền nộp phạt để lấy xe về tôi phát hiện xe máy của mình bị mất gương, yếm bị vỡ, xăng xe bị rút hết. Trong trường hợp này tôi có được yêu cầu cơ quan CSGT bồi thường cho tôi không?

Theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định: để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt với những hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 107/2014/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có các quyền sau: 1. Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ. 3. Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường (bằng tiền hoặc bằng hiện vật) Với các quy định nêu trên, khi phát hiện phương tiện bị tạm giữ của mình bị hư hỏng, bạn có quyền yêu cầu lập biên bản và yêu cầu được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu những hư hỏng đã có trước khi xe bị tạm giữ (được ghi nhận trong biên bản) hoặc là những hao mòn tự nhiên, lỗi kỹ thuật đặc hữu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó. Như vậy, anh có thể làm đơn khiếu nại lên cơ quan công an đã ra quyết định tạm giữ phương tiện, đơn yêu cầu cơ quan quản lý phương tiện bồi thường, trong đơn nêu rõ từng khoản thiệt hại đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường. Một lưu ý là anh không phải chứng minh lỗi gây ra thiệt hại.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
339 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào