Người tâm thần phạm tội có bị xử lý hình sự?
Một người gây thiệt hại tài sản cho người khác, cụ thể trong trường hợp này là đốt nhà phạm tội Hủy hoại tài sản, quy định tại điều 143 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến tù chung thân, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội Tuy nhiên, theo quy định tại khoản khoản 1, Điều 13, Bộ luật Hình sự, người bị bệnh tâm thần, là trạng thái không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trình tự và thủ tục bắt buộc chữa bệnh được quy định tại điều 43, 44, Bộ luật hình sự
Điều 43. Bắt buộc chữa bệnh 1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khoản 1, Điều 13 của Bộ luật này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, VKS hoặc TAND căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu chưa đến mức đưa vào cơ sở y tế thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền. 2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước đó có tiền sự bệnh mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt. Điều 44. Thời gian bắt buộc chữa bệnh Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh quy định tại Điều 43 của Bộ luật này đã khỏi bệnh, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp này, mặc dù ông Nam thuộc diện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng cần báo cho cơ quan công an để họ lập thủ tục bắt buộc chữa bệnh. Vì người này đã đốt nhà gây thiệt hại trên 30 triệu đồng, là hành vi phạm tội nên bất kỳ ai cũng có quyền báo tố giác với cơ quan công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 4 tháng 12 là ngày gì? 4/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 12 2024 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ không?
- Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm những khu vực nào?
- Bác sĩ nhưng phạm vi hành nghề y học cổ truyền có được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp Giấy phép hành nghề đối với chức danh bác sỹ không?
- Thời gian và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?
- Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?