Một người đang định cư ở nước ngoài muốn hồi hương về Việt Nam thì phải có những điều kiện gì?
Theo Quyết định số 875/TTG ngày 21/11/1996 của Thủ tướng Chính Phủ thì người được phép hồi hương phải có đủ các điều kiện như sau:
1/ Có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam; nếu có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có xác nhận đã đăng ký công dân tại một cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
2/ Thái độ chính trị rõ ràng: hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Tổ quốc, không có hành động chống đối Chính phủ Việt Nam và cộng đồng Người Việt Nam ở nước ngoài.
3/ Có khả năng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương.
4/ Có một cơ quan hoặc thân nhân Việt Nam bảo lãnh: Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ hoặc UBND cấp tỉnh bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước như: có vốn đầu tư, chấp nhận việc sử dụng trình độ học vấn hoặc tay nghề cao tại một cơ sở thuộc ngành hoặc địa phương. Trường hợp hồi hương vì mục đích đoàn tụ gia đình thì phải có thân nhân đủ 18 tuổi có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam (như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và người trong dòng tộc) bảo lãnh về ăn, ở, việc làm (nếu còn sức lao động), nơi nương tựa (nếu già yếu). Những người có đủ điều kiện quy định trên đây nhưng bản thân họ chưa biết rõ hoặc cố ý không khai rõ nguồn gốc, lai lịch (nơi sinh, quê quán, nơi cư trú cuối cùng trước khi xuất cảnh) và hoàn cảnh phải ra đi định cư ở nước ngoài, thì không được xét cho hồi hương. Theo Nghị định số 104 qui định chi tiết thi hành luật quốc tịch Việt Nam thì Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư Pháp quy định. Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau:
1/ Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư Pháp quy định.
2/ Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú cấp.
3/ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam. Ngoài các giấy tờ trên đây, đương sự phải nộp một trong các giấy tờ sau đây:
a/ Giấy xác nhận của cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đã nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam.
b/ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
c/ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã được nhà nước Việt Nam tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu cao quí hoặc xác nhận đương sự có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
d/ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy tên gọi Việt Nam trước đây và ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nếu muốn thay đổi tên thì phải nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?