Xác định chủ quyền nhà ở
Theo Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Nhà ở ngày 26/3/1991 có hiệu lực thi hành đến ngày 1/7/1996 đã quy định: "Tất cả nhà ở đều phải được đăng ký và chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu". Điều 174 Bộ luật Dân sự có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 và đang có hiệu lực thi hành quy định: Những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì phải được đăng ký. Điều 3 Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị quy định: "Tất cả nhà ở và đất ở đều phải được đăng ký. Chủ sở hữu hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo nghị định này thay thế các loại giấy tờ pháp lý về sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở được cấp từ trước ngày ban hành nghị định này". Như vậy, về nguyên tắc cha bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì căn nhà đó thuộc quyền sở hữu của cha bạn. Còn nếu có tranh chấp về quyền sở hữu căn nhà sẽ phải do tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?