Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp trong bầu cử?
Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Quyết định việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử (Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử) sau khi đã có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. - Ấn định thành lập các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử để trình Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn, đối với cấp tỉnh thì trình Chính phủ phê chuẩn. - Uỷ ban nhân dân cấp xã ấn định việc phân chia khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân để trình Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. - Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập danh sách cử tri theo khu vực bỏ phiếu. Đối với những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký tên, đóng dấu thẻ cử tri của những công dân này. - Uỷ ban nhân dân xoá tên trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri đối với những người đến thời điểm bỏ phiếu mà bị Toà án nhân dân tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự; bổ sung vào danh sách những người được khôi phục quyền bầu cử hai mươi bốn giờ trước giờ bỏ phiếu hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự. - Giải quyết những khiếu nại của cử tri về danh sách cử tri và thông báo cho người khiếu nại biết cách giải quyết trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. - Uỷ ban nhân dân cấp xã (nơi người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử cư trú) phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc trực tiếp quản lý người tự ứng cử xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức hiệp thương đối với các vụ việc mà cử tri nêu lên đối với người được giới thiệu ứng cử, tự ứng cử ở khu dân cư. - Tham dự các Hội nghị hiệp thương do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức. - Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp triệu tập và chủ trì Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn theo đơn vị thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến và tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử. - Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử để tiến hành bầu cử bổ sung theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?