Nội dung chính của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tiến hành ngày 6/1/1946, khi đó chưa có đạo luật riêng về bầu cử. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên căn cứ vào sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 do Hồ Chủ Tịch ký và một số sắc lệnh khác. Có thể xem Sắc lệnh số 14 là văn bản pháp lý đầu tiên về bầu cử. Đến nay đã tiến hành 12 cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Quốc hội các khoá đã thông qua luật bầu cử năm 1959, 1980, 1992, 1997, 2001, 2010. Trong đó các luật năm 2001 và 2010 là luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội trước đó. Nếu tính theo năm ban hành, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2010 là đạo luật thứ 6 về bầu cử đại biểu Quốc hội. Nội dung chính của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội gồm: Những quy định chung về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, vai trò của các cơ quan, tổ chức xã hội trong bầu cử; Quy định về số đại biểu Quốc hội, điểm bầu cử và khu vực bỏ phiếu; Quy định về các tổ chức phụ trách bầu cử; Quy định về danh sách cử tri; Quy định về ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội; Quy định về trình tự bầu cử; Quy định về kết quả bầu cử; Quy định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội; Quy định xử lý vi phạm về bầu cử…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
- Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
- Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?