Nội dung, biện pháp và các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ?

Công ty tôi hiện đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê để thu hồi công nợ cuối năm. Xin hỏi quý báo, pháp luật hiện hành quy định thế nào về nội dung, biện pháp và các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ?

- Căn cứ Điều 6, Nghị định số 104/2007/NĐ-CP, ngày 14-6-2007, về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Nghị định 104/2007/NĐ-CP), nội dung hoạt động dịch vụ đòi nợ được quy định như sau: 1. Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ. 2. Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ. 3. Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ. 4. Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.

Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ được quy định tại Điều 7, Nghị định 104/2007/NĐ-CP: 1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho chủ nợ: a) Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan, xác định rõ các khoản nợ; b) Thông báo việc đòi nợ và đề nghị khách nợ cung cấp thông tin, phối hợp hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp, phù hợp với luật pháp để khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ; c) Nhận tài sản do khách nợ hoặc tổ chức, cá nhân khác liên quan giao để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo ủy quyền của chủ nợ. 2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho khách nợ: Được áp dụng các biện pháp phù hợp quy định tại khoản 1, Điều này để đàm phán, thương thuyết với chủ nợ về các nội dung do khách nợ ủy quyền.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ được quy định tại Điều 11, Nghị định 104/2007/NĐ-CP: 1. Đối với chủ nợ hoặc khách nợ: a) Ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện các hoạt động vượt quá quyền được pháp luật công nhận đối với chủ nợ hoặc khách nợ; b) Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện những hành vi lừa gạt, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với người của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ: a) Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan; b) Sử dụng các thông tin có được từ hoạt động dịch vụ đòi nợ gây bất lợi tới chủ nợ và khách nợ để phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung được ủy quyền hoặc tiết lộ những thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Thực hiện các hoạt động, hành vi vượt quá quyền được pháp luật công nhận hoặc vượt quá phạm vi đã được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền; d) Đại diện đồng thời cho cả chủ nợ và khách nợ để xử lý đối với cùng một khoản nợ.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
255 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào