Thời gian được nghỉ thai sản trong trường hợp sinh đôi

Chị gái tôi làm việc tại một công ty cổ phần theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn (tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định). Vừa qua, chị tôi mới sinh đôi 2 cháu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sẽ được tính thế nào và có được nghỉ gấp đôi so với thời gian nghỉ thông thường hay không?

- Theo quy định tại Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 về đối tượng áp dụng chế độ thai sản thì trường hợp chị gái bạn đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty cổ phần, đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ thì chị gái bạn thuộc đối tượng áp dụng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội, quy định: Điều kiện hưởng chế độ thai sản: 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn (4) tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu (6) tháng trở lên trong thời gian mười hai (12) tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây: a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường; b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân; c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật; d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi (30) ngày.

Do vậy, trường hợp chị gái bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con thì sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thời gian là bốn tháng; hoặc năm tháng; hoặc sáu tháng tùy theo chị gái bạn thuộc đối tượng nào được quy định tại điểm a, b hay c khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội; cộng thêm ba mươi ngày đối với việc sinh đôi (cháu thứ hai).

Thời gian hưởng chế độ thai sản
Hỏi đáp mới nhất về Thời gian hưởng chế độ thai sản
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trước khi sinh cho người lao động mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên hưởng chế độ thai sản trùng với kỳ nghỉ hè có được nghỉ bù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ có thai không bình thường thì được nghỉ bao nhiêu ngày cho mỗi lần khám thai?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang nghỉ thai sản xin nghỉ việc luôn được không? Nghỉ việc luôn có được nhận tiền bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phụ nữ trong thời gian thai sản được nghỉ khám thai hưởng bảo hiểm xã hội mấy lần?
Hỏi đáp pháp luật
Có được thỏa thuận nghỉ thêm với người sử dụng lao động không khi người lao động nghỉ hết thời gian thai sản?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng bảo hiểm đủ 6 tháng rồi có thể dừng được không?
Hỏi đáp pháp luật
Chồng mới đóng bảo hiểm thì có được nghỉ khi vợ sinh con?
Hỏi đáp pháp luật
Có được nghỉ thêm khi hết thời hạn thai sản?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nghỉ thai sản trùng với thời gian đi học
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời gian hưởng chế độ thai sản
Thư Viện Pháp Luật
204 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời gian hưởng chế độ thai sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào