Quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ôtô
Thiết bị giám sát hành trình bao gồm phần cứng (bộ vi xử lý, bộ phận ghi, lưu giữ, truyền phát dữ liệu, đồng hồ đo thời gian thực, bộ phận nhận tín hiệu định vị toàn cầu GPS, bộ phận thu nhận thông tin lái xe, cổng kết nối, bộ phận thông báo trạng thái hoạt động thiết bị, …) và phần mềm phân tích dữ liệu. Ngày 8/3/2011, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 08/2011/TT-BGTVT công bố Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của ô tô, Mã số QCVN 31:2011/BGTVT. Quy chuẩn QCVN 31:2011/BGTVT quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của thiết bị giám sát hành trình lắp trên các loại xe ô tô thuộc đối tượng quy định trong Nghị định số 91/2009/NĐ-CP. Thiết bị giám sát hành trình phải có tính năng liên tục ghi, lưu giữ và truyền phát qua mạng internet về máy tính của doanh nghiệp để lưu trữ theo quy định các thông tin tối thiểu về quá trình khai thác, vận hành của xe như: Thông tin về xe và lái xe; Hành trình của xe; Tốc độ vận hành của xe; Số lần và thời gian dừng, đỗ xe; Số lần và thời gian đóng, mở cửa xe; Thời gian làm việc của lái xe (bao gồm: thời gian lái xe liên tục của người lái xe và tổng thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe). Ngoài các thông tin tối thiểu nêu trên, tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp vận tải, thiết bị giám sát hành trình có thể có thêm các tính năng hỗ trợ quản lý khác. Lực lượng TTGT đường bộ, các đơn vị vận tải chở khách, vận tải hàng hóa bằng container và anh em lái xe trong Ngành cần biết quy định mới phải lắp đặt “Thiết bị giám sát hành trình của xe” tại Điều 12 Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 ( thay thế Nghị định số 110/2006/NĐ-CP) của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2009. Quy định cụ thể như sau: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) của xe. TBGSHT của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây: - Lưu giữ các thông tin hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe. - Thông tin từ TBGSHT của xe được sử dụng làm tài liệu quản lý hoạt động của đơn vị vận tải và cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu. Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình như sau: - Đến ngày 01/01/2011. Các xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận tải khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container phải gắn TBGSHT. - Đến ngày 01/01/2012: Các xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn TBGSHT. - Đến ngày 01/7/2012: Tất cả các xe ô tô theo quy định tại Khoản 1 (nêu trên) đều phải gắn TBGSHT. - Ngoài ra, tại Điều 5 (về lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ TBGSHT của xe) của Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ GTVT còn quy định: TBGSHT phải được cơ quan đăng kiểm, kiểm định theo quy định; phải cập nhật liên tục và lưu trữ đầy đủ các thông tin bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?