Ba nhóm người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Vừa qua, báo chí thông tin nhiều về vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt xảy ra vào tối 6-2-2011 tại cầu Ghềnh, tỉnh Đồng Nai, khiến 2 người chết và một số người bị thương. Vậy pháp luật sẽ xử lý như thế nào đối với những người có liên quan trong vụ TNGT nghiêm trọng này?

Theo thông tin chúng tôi cập nhật được, vụ TNGT đường sắt nêu trên có ba nhóm người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh khác nhau.

Nhóm người thứ nhất là lái tàu và phụ lái tàu; nhóm người thứ hai là nhân viên gác cầu chung (gác chắn tàu) và nhóm người thứ ba là lái xe taxi đi ngược chiều gây ùn tắc giao thông trên cầu.

Đối với nhóm người thứ nhất, tùy theo hành vi và tình tiết thực tế, lái tàu, phụ lái tàu có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự một trong hai tội danh: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 208 Bộ luật Hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), nếu lái tàu, phụ lái tàu chỉ huy, điều khiển tàu vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt (điều khiển tàu chạy quá tốc độ, không tuân thủ đèn tín hiệu...). Với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do vụ tai nạn gây ra, lái tàu, phụ lái tàu có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười lăm năm. Ngoài ra, lái tàu và phụ lái tàu còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm; tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ LHS), nếu lái tàu, phụ lái tàu không thực hiện đúng các nghĩa vụ được quy định tại Điều 49 và các điều từ 65 đến 72 Luật Đường sắt năm 2005 với trách nhiệm của lái tàu, phụ lái tàu: "Trong khi thực hiện nhiệm vụ, lái tàu và phụ lái tàu phải tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu; phụ lái tàu là người giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý; lái tàu phải dừng tàu khi thấy có tín hiệu dừng; người trực tiếp tham gia chạy tàu phải chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt...". Nếu bị truy cứu trách nhiệm về tội này, với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, lái tàu, phụ lái tàu có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nhóm người thứ hai, nhân viên gác cầu chung (gác chắn tàu) có thể bị xem xét và truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ LHS) nếu nhân viên gác cầu chung, trước thời điểm tàu đi vào cầu, đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 LĐS: "Đóng, mở chắn đường ngang kịp thời, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua đường ngang".

Nhóm người thứ ba, lái xe taxi đi ngược chiều gây ùn tắc giao thông trên cầu có thể bị xem xét và truy tố về tội cản trở giao thông đường sắt theo Điều 209 Bộ LHS. Theo quy định này, với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, lái xe taxi có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nộp tiền khắc phục hậu quả chi tiết 2024? Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lợi dụng chức vụ quyền hạn mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vô ý làm chết người đi tù bao nhiêu năm? Người phạm tội vô ý làm chết người tự thú có được xem là tình tiết giảm nhẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoan hồng là gì? Các chính sách khoan hồng trong Bộ luật Hình sự 2015?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt vùng miền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bị truy cứu về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo pháp luật hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Thư Viện Pháp Luật
143 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào