Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam là cơ quan nào?

Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam là cơ quan nào? Chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam có nghĩa vụ gì? Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn - anh Quân (Hà Nội)

Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam là cơ quan nào?

Tại Điều 10 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định về đại diện chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam như sau:

Quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với VINAPACO
Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VINAPACO, có các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Nghị định 10/2019/NĐ-CP ngày 31/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước; Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan

Như vậy, Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam, có các quyền và trách nhiệm được thực hiện theo quy định của các pháp luật liên quan.

Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam là cơ quan nào?

Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam là cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam có nghĩa vụ gì?

Tại Điều 11 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam như sau:

Nghĩa vụ của Chủ sở hữu đối với VINAPACO
1. Chủ sở hữu có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ cho Tổng công ty.
2. Thực hiện đúng các quy định tại Điều lệ VINAPACO và quy định của pháp luật liên quan đến chủ sở hữu.
3. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm theo pháp luật của VINAPACO; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của VINAPACO.
4. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tổng công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của VINAPACO. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản của VINAPACO.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua bán, huy động vốn, thuê, cho thuê và các giao dịch khác của VINAPACO. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi quyết định dự án đầu tư; phê duyệt chủ trương mua, bán, huy động vốn, thuê, cho thuê theo thẩm quyền.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, chủ sở hữu Tổng Công ty Giấy Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ như nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Quyền của Tổng Công ty Giấy Việt Nam được quy định như thế nào?

Tại Điều 12 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định về quyền của Tổng Công ty Giấy Việt Nam như sau:

Quyền của VINAPACO
1. Quyền về tổ chức bộ máy:
a) Tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao;
b) Quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.
Thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán độc lập, phụ thuộc của VINAPACO sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương theo quy định của pháp luật;
c) Thành lập, tổ chức lại, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của VINAPACO;
d) Tuyển, thuê, bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương theo hiệu quả hoạt động và các,quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Cử cán bộ của VINAPACO ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát theo quy định tại Điều lệ này, quy định của pháp luật và của Bộ Công Thương.
2. Quyền của VINAPACO đối với vốn và quản lý tài chính:
a) Vốn của VINAPACO bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư vào VINAPACO, do lợi nhuận để lại và vốn do VINAPACO tự huy động;
b) VINAPACO có quyền chiếm hữu, huy động, phân bổ, sử dụng và định đoạt vốn để kinh doanh và thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu VINAPACO và các quyền khác theo quy định của pháp luật;
c) VINAPACO được quyền sử dụng vốn thuộc quyền quản lý đầu tư ra ngoài VINAPACO dưới các hình thức mua trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh, góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các Công ty con, Công ty liên kết theo quy định của Điều lệ này, Quy chế quản lý tài chính của VINAPACO, điều lệ của các Công ty con, Công ty liên kết và quy định của pháp luật;
đ) Quyết định việc đầu tư góp vốn; điều chỉnh tỷ lệ vốn đầu tư, vốn góp của VINAPACO tại các công ty con, công ty liên kết sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương;
e) Quyết định tỳ lệ cổ phần do VINAPACO nắm giữ khi cổ phần hóa các công ty con hoặc công ty hạch toán phụ thuộc sau khi đề nghị và được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương;
g) Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, của các cá nhân, tổ chức ngoài VINAPACO; vay vốn của người lao động trong VINAPACO và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ, không được làm thay đổi hình thức sở hữu VINAPACO. Trường hợp VINAPACO huy động vốn để chuyển đổi chủ sở hữu thì phải được sự đồng ý của Bộ Công Thương và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Việc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý nợ nước ngoài sau khi có ý kiến phê duyệt của Bộ Công Thương;
h) Quyết định trích khấu hao tài sản cố định không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu theo quy định của pháp luật;
i) Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền thưởng này được hạch toán vào chi phí kinh doanh, được thực hiện một lần với mức thưởng tối đa không quá mức hiệu quả của sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và chi phí mang lại trong một năm theo các quy định hiện hành của pháp luật;
k) Được quyết định chi phí tiền lương trên cơ sở các chi tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được Bộ Công Thương chấp thuận phù hợp với các quy định của pháp luật;
l) Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của pháp luật;
m) Được bảo lãnh, thế chấp và tín chấp cho các Công ty con vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý tài chính của VINAPACO.
n) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư của VINAPACO tại các công ty con, công ty tiên kết; chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn đầu tư ra ngoài VINAPACO;
o) Được quyền sử dụng phần vốn của Nhà nước thu về do chuyển đổi sở hữu, cổ phần hóa, bán cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp ở các công ty con, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và công ty liên kết theo quy định của pháp luật;
p) Không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ phần vốn góp vào các công ty con và doanh nghiệp khác nếu các công ty con và doanh nghiệp này đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi cho các bên góp vốn và không bị các hình thức đánh thuế trùng và gộp khác;
q) Được tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán tiền mua, bán các sản phẩm và dịch vụ; thanh toán hộ; bù trừ công nợ trong nội bộ Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con VINAPACO khi thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh và các giao dịch khác;
r) Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đáp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của VINAPACO;
s) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập các quỹ theo quy định, phần lợi nhuận thực hiện còn lại được phân phối, trích lập các quỹ và sử dụng theo quy định của pháp luật;
t) Các quyền khác đối với vốn và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Quyền của VINAPACO đối với tài sản:
a) Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của VINAPACO để kinh doanh và thực hiện các lợi ích hợp pháp từ tài sản của VINAPACO theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý và sử dụng các tài sản là đất đai, tài nguyên do Nhà nước đầu tư, giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật;
c) Nhà nước không điều chuyển tài sản của VINAPACO theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại VINAPACO hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
d) Được quyền điều chuyển tài sản của công ty con do VINAPACO nắm giữ 100% vốn điều lệ theo hình thức tăng, giảm vốn đầu tư của VINAPACO.
đ) Các quyền khác về tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Quyền của VINAPACO trong kinh doanh:
a) Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô, ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh, kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả;
c) Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước và ngoài nước; tổ chức đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng;
d) Quyết định giá trị thương hiệu, giá mua, giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá hoặc khung giá;
đ) Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; sử dụng vốn và tài sản của VINAPACO để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác; thuê, mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác theo quy định của pháp luật;
e) Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;
g) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của VINAPACO ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định tại Điều lệ này và các quy định của pháp luật có liên quan;
h) Được bảo hộ đối với các đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ theo quy định;
i) Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ và quản lý hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh;
k) Quyết định bổ nhiệm, cử, thay đổi, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quy định chế độ phụ cấp và các lợi ích khác có liên quan đối với người đại diện phần vốn góp của VINAPACO tại các Công ty con, Công ty liên kết theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;
l) Yêu cầu các Công ty con phải cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp tình hình sản xuất, kinh doanh của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con VINAPACO;
m) Quy định, kiểm tra, giám sát tính tuân thủ hệ thống quản trị, hệ thống báo cáo hợp nhất đảm bảo tính thống nhất trong Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con VINAPACO;
n) Tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động; bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động; quyết định thang, bảng lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý của VINAPACO (trừ các chức danh quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chủ tịch và Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trường, quỹ lương hàng năm các viên chức quản lý trên) theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả và quy định của pháp luật;
o) Được quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài, quyết định cử đại diện làm việc tại nước ngoài; Cử cán bộ, nhân viên ra nước ngoài học tập, công tác; mời các đối tác kinh doanh nước ngoài đến làm việc tại VINAPACO theo quy định của pháp luật;
p) Xây dựng, ban hành, áp dụng các định mức kinh tế-kỹ thuật, lao động, vật tư, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh của VINAPACO và phù hợp với quy định của pháp luật;
q) VINAPACO chi phối các Đơn vị của VINAPACO thông qua vốn, nghiệp vụ, dịch vụ, công nghệ, thị trường, thương hiệu, công tác nhân sự, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh theo Điều lệ này và Điều lệ của Đơn vị của VINAPACO và/hoặc thỏa thuận giữa VINAPACO với Đơn vị của VINAPACO;
r) VINAPACO, Công ty con được thực hiện các hình thức mua sắm theo quy định của Luật đấu thầu trong mua bán hàng hóa, dịch vụ;
t) Việc tham gia đấu thầu thực hiện các dự án của VINAPACO, các công ty con trong Tổ hợp Công ty mẹ- Công ty con Vinapaco thực hiện theo quy định của pháp luật;
s) Được quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực trái pháp luật của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích;
u) Được quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Khước từ việc thanh tra, kiểm tra không theo đúng quy định của pháp luật;
v) Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;
x) Có các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Quyền tham gia hoạt động công ích:
a) Được Bộ Công Thương giao lại toàn bộ hoặc một phần nhiệm vụ công ích mà Nhà nước giao hoặc đặt hàng đối với VINAPACO trên cơ sở hợp đồng;
b) Được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Trân trọng!

Chủ sở hữu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chủ sở hữu
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về ưu đãi và hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Giấy Việt Nam là cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chủ sở hữu
Nguyễn Hữu Vi
474 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ sở hữu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào