Hình thức xử phạt trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình

Chồng tôi đánh tôi 2 lần không gây thương tích. Lần một không có người làm chứng nhưng tôi đã ghi âm. Lần 2 có người làm chứng. Nếu đưa đơn ra tòa thì chồng tôi bị tòa xử lý như thế nào?

Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Tiếp theo, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình đã quy định đầy đủ về các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phụ hậu quả, hành vi vi pham và các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.

Theo các quy định trên, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình trước hết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng, vi phạm các quy định của Luật Hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình luôn có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại về tinh thần, vật chất, tính mạng, sức khỏe.

Điều 9 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi đánh gập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau

“Điều  [Điểm neo] 9. Hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời, không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Theo như bạn trình bày, chồng bạn đã đánh bạn nhưng chưa gây thương tích nên bạn chưa thể làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với chồng bạn. Tuy nhiên, các hành vi bạo lực gia đình như hành hạ, đánh đập, ngược đãi các thành viên trong gia đình là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Bạn được quyền sử dụng các biện pháp do Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định đều bảo vệ quyền hợp pháp của mình như: yêu cầu gia đình, dòng họ đứng ra hòa giải mẫu thuẫn vợ chồng (Điều 13) , yêu cầu cơ quan nơi chồng bạn làm việc góp ý với chồng bạn (Điều 14) hoặc làm đơn yêu cầu cấm tiếp xúc đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú nếu những hành vi đó chưa gây thương tích nhưng đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe của bạn (Điều 20).

Bạo lực gia đình
Hỏi đáp mới nhất về Bạo lực gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là tháng mấy trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ cô lập con cái có bị phạt vi phạm hành chính không? Mức phạt tiền với hành vi này là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi hành hạ cha mẹ mình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung nào, tư vấn cho ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận người gia trưởng biết? Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bạo lực gia đình
Thư Viện Pháp Luật
331 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào