Phân loại tài sản

Phân loại tài sản như thế nào?

Thứ nhất: Theo phương pháp liệt kê

Tại Điều 163 BLDS năm 2005 tài sản được liệt kê gồm: Tài sản  bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản

Cách phân loại liệt kê trên của BLDS năm 2005 đã mở rộng loại tài sản hơn so với quy định của BLDS năm 1995, theo đó BLDS 1995 quy định “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”.  Như vậy, không chỉ vật cso thực mới được coi là một loại tài sản mà vật hình thành trong tương lai cũng sẽ là một loại tài sản. Tuy nhiên, phân loại tài sản theo cách liệt kê trên hiện tại vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về một số đối tượng như: Tài sản game online, khoảng không, hệ thống khách hàng…Liệu những đối tượng trên có phải là tài sản thuộc một trong các loại tài sản được liệt kê trên? Mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế xung quanh cách phân loại liệt kê trên về các loại tài sản nhưng cách phân loại trên có ý nghĩa rất lớn trong việc ban hành những quy phạm pháp luật phù hợp điều chỉnh các loại tài sản.

Thứ hai: Dựa vào tính chất vật lý không thể di dời được về mặt cơ học, tài sản được chia thành: Động sản và Bất động sản

Theo khoản 1 Điều 174 bất động sản là tài sản bao gồm:

“ a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định”.

Trong khi đó động sản tại khỏa 2 Điều 174 là: “Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.

Như vậy, dựa vào tính chất vật lý của tài sản là di dời được hay không các nhà làm luậtđã chia tài sản thành bất động sản và động sản. Theo đó, bất động sản được liệt kê thành đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai và những tài sản khác theo quy định của pháp luật, đây là một trong những quy định mở của pháp luật để dự liệu những tài sản khác có thể trở thành bất động sản nếu đáp ứng được điều kiện về tính chất vật lý như đã nêu trên. Đối với động sản được hiểu theo cách loại trừ những tài sản không phải là bất động sản sẽ là động sản.

Thứ ba: căn cứ theo chế độ pháp lý đối với tài sản có 3 loại tài sản: Tài sản tự do lưu thông, tài sản cấm lưu thông và tài sản hạn chế lưu thông

Tài sản tự do lưu thông là tài sản được tự do giao dịch. Ví dụ: quần, áo, giày, dép…

Tài sản cấm lưu thông là tài sản bị cấm thực hiện giao dịch. ví dụ: vũ khí, đạn dược…

Tài sản hạn chế lưu thông là tài sản được phép giao dịch nhưng phải có sự kiểm soát hoặc cho phép của nhà nước. Ví dụ: vũ kí thể thao…

Thứ tư: Căn cứ vào hình thức biểu hiện của tài sản trong quá trình sử dụng thì tài sản được chia thành: Tài sản gốc ( vốn) và tài sản phát sinh ( hoa lợi, lợi tức)

Tài sản gốc được hiểu là khi được sử dụng để khai thác công dụng mang lại những lợi ích vật chất nhất định

Hoa lợi và lợi tức được quy định tại Điều 175 BLDS. Theo đó, hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

Trên đây là một sô số tiêu chí để phân loại tài sản, ngoài ra trên thực tế còn nhiều cáchphân loại tài sản khác nhau như: Tài sản cố định và tài sản lưu động; Tài sản hữu hình và tài sản vô hình…

Thư Viện Pháp Luật
2,527 lượt xem
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào