Tự ý lập di chúc thay người khác
Điều 464 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, di chúc phải thể hiện ý chí của người để lại di sản, những người khác không có quyền và cũng không có cơ sở pháp luật để thực hiện thay. Vì vậy, việc tự ý lập di chúc định đoạt tài sản của bà B là không đúng, di chúc trên sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Ông A, bà B đều đã chết mà không có di chúc nên tài sản trên sẽ được phân theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế trong trường hợp này gồm 7 người con của ông A bà B theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 mà không phụ thuộc vào sự thừa nhận hay không thừa nhận của những người con còn lại. Văn bản công nhận 4 người con của con bà B sẽ không được pháp luật công nhận.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?