Mặt khách quan của tội đào nhiệm

Mặt khách quan của tội đào nhiệm?

 a) Hành vi khách quan
 
Có thể nói, tội phạm này chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “từ bỏ nhiệm vụ công tác”; biểu hiện của hành vi này cũng đa dạng như:bỏ hẳn cơ quan, tổ chức mà mình là cán bộ, công chức; không thực hiện nhiệm vụ được giao và những hành vi khác từ bỏ nhiệm vụ công tác của mình.
 
Bỏ cơ quan, tổ chức mà mình là cán bộ, công chức là tự ý bỏ việc để đến làm việc ở cơ quan, tổ chức khác không được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Thông thường trường hợp này, người phạm tội từ bỏ luôn chức danh “cán bộ, công chức” để làm một việc có thu nhập cao hơn như: bỏ cơ quan nhà nước để làm kinh tế tư nhân; bỏ bệnh viện mà ra thành lập trung tâm khám chữa bệnh tư nhân,…hành vi này tương tự như hành vi đảo ngũ trong tội đảo ngũ, tức là bỏ luôn cơ quan, tổ chức và không công tác ở cơ quan, tổ chức mà mình là cán bộ , công chức nữa. Loại hành vi này dễ xác định. Tuy nhiên, trong trường hợp cán bộ, công chức đã làm đơn xin nghỉ việc hoặc đã thông báo xin nghỉ việc cho người có trách nhiệm trong cơ quan, tổ chức mà mình công tác, nhưng đã hết thời hạn giải quyết mà cơ quan, tổ chức không trả lời cho cán bộ, công chức mà cán bộ tự ý bỏ việc thì không coi là đào nhiệm.
 
Nếu đã có thông báo của cơ quan, tổ chức không đồng ý cho cán bộ, công chức nghỉ việc mà cố tình bỏ việc gây hậu quả nghiêm trọng thì vẫn có thể coi là đào nhiệm. Hành vi không thực hiện nhiệm vụ được giao là hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác mà theo quy định thì người cán bộ, công chức này phải có trách nhiệm thực hiện như: một giáo viên dạy toán được phân công lên vùng cao công tác, nhưng được một năm, người giáo viên này đã bỏ về quê vì không chịu được khó khăn, dẫn đến thiếu giáo viên, làm cho 4 lớp 9 phải nghỉ học môn toán ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập, cả 4 lớp 9 của trường không đủ điều kiện thi tố nghiệp phổ thông cơ sở.
 
Khi xác định hành vi từ bỏ nhiệm vụ ở dạng không thực hiện nhiệm vụ được giao cần chú ý phân biệt với hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của những người có chức vụ, quyền hạn vì nhất thời bỏ vị trí công tác nên gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: một bác sĩ trực đã bỏ vị trí đi chơi nên dẫn đến hậu quả có một bênh nhân cấp cứu không được cứu chữa kịp thời đã tử vong, người bác sĩ này tuy có hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác nhưng không phải nhưng không phải hành vi đào nhiệm mà chỉ là hành vi thiếu tránh nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
 
Nhiệm vụ công tác mà người phạm tội cố ý từ bỏ là nhiệm vụ mà theo pháp luật hoặc theo điều lệ của cơ quan, tổ chức giao thường xuyên hoặc đột xuất. Dù là thường xuyên hay nhiệm vụ đột xuất thì nhiệm vụ đó phải là nhiệm vụ công (công vụ). Đây là dấu hiệu rất quan trọng để xác định người từ bỏ nhiệm vụ có phải là người đào nhiệm hay không. Nếu nhiệm vụ mà người từ bỏ không phải là nhiệm vụ công thì người có hành vi từ bỏ không phải là đào nhiệm mà tùy trường hợp cụ thể người đó chỉ vi phạm luật lao động.
 
b) Hậu quả
 
Hậu quả của hành vi đào nhiệm là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất cho cơ quan, tổ chức và cho con người.
 
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, đào nhiệm mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì chưa cấu thành tội phạm. Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của Điều luật.
 
Cũng như đối với các tội phạm về chức vụ, chưa có hướng dẫn thế nào là hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do hành vi đào nhiệm gây ra, nên việc xác định thiệt hại tới mức nào cũng là việc rất phức tạp. Tuy nhiên, trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể, chúng ta có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 như đã nêu ở các phần trên.
 
Trong từng trường hợp cụ thể, việc xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi đào nhiệm gây ra, nhất là đối với những thiệt hại phi vật chất, cần phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể trong một trường hợp cụ thể để xác định hậu quả nghiêm trọng.
 

Tội phạm về chức vụ
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về chức vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại bao nhiêu tiền thì bị đi tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có phải là hành vi tham nhũng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội đào nhiệm theo điều 363 Bộ luật hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Đưa tiền để chạy việc có vi phạm gì không?
Hỏi đáp pháp luật
Tham ô bao nhiêu tiền sẽ bị phạt tù?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận tiền để chạy việc cho người khác nhưng không làm được thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có truy cứu hành vi tham nhũng của người đã nghỉ hưu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về chức vụ
Thư Viện Pháp Luật
258 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm về chức vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm về chức vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào