Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản
Quyền và nghĩa vụ của bên đăng ký thế chấp động sản
Theo quy định của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm thì: bên đăng ký thế chấp có quyền và nghĩa vụ như sau:
1.1.1 Quyền của bên đăng ký
Bên đăng ký giao dịch bảo đảm là do sự thỏa thuận của các bên giao dịch bảo đảm nhưng thường là bên bảo đảm thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
Do vậy, bên đăng ký giao dịch bảo đảm có quyền đăng ký giao dịch bảo đảm nếu đối tượng bảo đảm đó được quy định trong Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đối tượng đăng ký và Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 2 TT 05/2011/TT-BTP.
Bên đăng ký giao dịch bảo đảm có quyền đăng ký thay đổi nội dung giao dịch đã đăng ký trong một số trường hợp như: Rút bớt tài sản bảo đảm, yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm…(Điều 12 Nghị định 83/2010/NĐ-CP).
Ngoải ra, bên đăng ký giao dịch bảo đảm có quyền xóa đăng ký, khi có một trong các căn cứ như: chấm dứt nghĩa vụ được đảm bảo, xử lý xong toàn bộ tài sản được đảm bảo, thay thế hoặc hủy bỏ hoặc thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký bằng giao dịch bảo đảm khác..(Điều 13 Nghị định 83/2010/NĐ-CP).
1.1.2 Nghĩa vụ của bên đăng ký thế chấp động sản
Bên đăng ký giao dịch bảo đảm phải kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký; lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ. Thủ tục đăng ký phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 8, 9 Thông Tư 05/2011/TT-BTP.
Trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký có nội dung không đúng sự thật, không phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết, hồ sơ đăng ký có giấy tờ giả mạo mà gây thiệt hại thì người yêu cầu đăng ký phải bồi thường cho người bị thiệt hại; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Bên đăng ký giao dịch bảo đảm phải nộp lệ phí đăng ký. Việc nộp lệ phí đăng ký phải tuân thủ theo Điều 8 Nghị định 83/2010/NĐ-CP và Điều 12 TT 05/2011/TT-BTP về phương thức nộp phí, lệ phí.
1.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đăng ký giao dịch bảo đảm
1.2.1 Quyền của bên nhận đăng ký thế chấp động sản
Nguyên tắc được áp dụng trong quá trình đăng ký tại các Trung tâm là nguyên tắc đăng ký thông báo, nghĩa là cán bộ đăng ký thực hiện đăng ký trên cơ sở đơn yêu cầu đăng ký của khách hàng. Với nguyên tắc này, cán bộ đăng ký chỉ kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu đăng ký và không chịu trách nhiệm về tính xác thực của giao dịch do các bên xác lập.
Trung tâm đăng ký có quyền từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ thuộc Khoản 1 Điều 11 NĐ 83/2010/NĐ-CP Về đăng ký giao dịch bảo đảm: không thuộc thẩm quyền đăng ký; hồ sơ đăng ký không hợp lệ; Người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí đúng thời hạn; Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký.
Khoản 1 Điều 4 TT 05/2011/TT-BTP quy định Trung tâm đăng ký có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm (những tài sản thuộc Điều 3 TT này, trong đó có động sản (trừ tàu bay, tàu biển) theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả nước, không phân biệt thẩm quyền theo địa giới hành chính nơi Trung tâm đăng ký đặt trụ sở.
1.2.2 Nghĩa vụ của bên nhận đăng ký thế chấp
Với quy trình đăng ký hiện nay, các Trung tâm đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với một hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản. Tuy nhiên, quy trình đăng ký đó sẽ không tránh khỏi sự thiếu thống nhất giữa thông tin được kê khai trên đơn yêu cầu đăng ký với thông tin được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm. Để khắc phục hạn chế này, việc đăng ký được thực hiện chéo, nghĩa là giữa các cán bộ đăng ký có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong quá trình nhập liệu. Mặt khác, để nâng cao trách nhiệm của cán bộ đăng ký, một trong những nguyên tắc được phápluật quy định là cán bộ đăng ký phải chịu trách nhiệm vật chất nếu gây thiệt hại cho khách hàng.
Thực hiện việc đăng ký theo đúng thứ tự nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký (Khoản 2 Điều 4 NĐ 83/2010/NĐ-CP và Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 5 TT 05).
“Trong trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký phải lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định pháp luật.” (Khoản 2 Điều 11 NĐ 83).
Cơ quan đăng ký có trách nhiệm sửa chữa sai sót ngay khi phát hiện sai sót do lỗi của người thực hiện đăng ký và thông báo cho người yêu cầu đăng ký (Khoản 1 Điều 14 NĐ 83).
Khi cá nhân tổ chức có yêu cầu, Trung tâm có trách nhiệm cấp văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, kết quả thông báo việc kê biên có xác nhận, cấp bản sao của văn bản chứng nhận nội dung đăng ký có xác nhận của Trung tâm( Điều 5 TT 05).
Công khai thông tin lưu trữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?