Thông báo có quốc tịch nước ngoài và việc sử dụng 02 Hộ chiếu khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Việt Nam như thế nào?
Vấn đề thông báo có quốc tịch nước ngoài
Điều 21 Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có quy định về trách nhiệm thông báo có quốc tịch nước ngoài của công dân Việt Nam như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì vẫn có quốc tịch Việt Nam.
2. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày có quốc tịch nước ngoài, người quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cha mẹ, người giám hộ của người đó, nếu ở ngoài nước phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này; nếu ở trong nước phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi người đó cư trú việc họ có quốc tịch nước ngoài, kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh có quốc tịch nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp có trách nhiệm ghi vào Sổ quốc tịch khi công dân Việt Nam thông báo có quốc tịch nước ngoài”.
Như vậy, trong vòng 02 năm kể từ khi bạn được nhập quốc tịch Úc, bạn phải thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Úc biết và ghi lại thông tin này theo đúng quy định.
Thông báo có quốc tịch nước ngoài và việc sử dụng 02 Hộ chiếu khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Vấn đề sử dụng 02 Hộ chiếu (Hộ chiếu nước ngoài và Hộ chiếu Việt Nam) khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam không cần thị thực.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 136 nêu trên, hộ chiếu phổ thông được coi là một trong các giấy tờ được cấp cho mọi công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh.
Theo đó, điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định số 65/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có quy định: “Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới”.
Như vậy, trường hợp hộ chiếu Việt Nam của bạn vẫn còn giá trị sử dụng đến năm 2018 thì bạn có thể sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam mà không phải xin visa. Bạn phải tuân thủ đúng mục đích nhập cảnh và làm thủ tục khai báo tạm trú với công an cấp xã nơi bạn đến cư trú.
Ngoài ra, như bạn trình bày, bạn có cả hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu Úc còn giá trị sử dụng. Do đó, về nguyên tắc, khi xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam, bạn chỉ có thể sử dụng một trong hai hộ chiếu mà thôi. Có nghĩa là:
- Nếu bạn nhập cảnh Việt Nam bằng hộ chiếu Việt Nam thì khi xuất cảnh cũng phải sử dụng hộ chiếu Việt Nam (không cần Visa).
- Nếu bạn nhập cảnh Việt Nam bằng hộ chiếu Úc thì bạn cũng phải xuất cảnh bằng hộ chiếu Úc và tất nhiên là phải có visa xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tại Úc cấp.
- Nếu bạn nhập cảnh bằng hộ chiếu này và xuất cảnh bằng hộ chiếu khác thì bị coi là vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh.
Do đó, nếu bạn có Hộ chiếu Việt Nam có giá trị sử dụng đến năm 2018 thì bạn nên sử dụng Hộ chiếu này khi làm thủ tục xuất, nhập cảnh tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục xuất nhập cảnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?